CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ - NKVIETNAM

PRO SOUND AND LIGHTINGAND LIGHTING

HOTLINE: 0913.009922 Mr. Cường

»Giải Pháp

Thiết kế ánh sáng biểu diễn

02:54 | Thứ Tư, 09/09/15 | Lượt xem: 2486

Ánh sáng sân khấu biểu diễn đòi hỏi nhất thiết chiếu sáng được các bề mặt . Mặc dù cơ thể người diễn viên và khung cảnh sân khấu cùng được chiếu sáng nhưng khuôn mặt của người diễn viên lại được khán giả theo dõi nhiều hơn cả. Khuôn mặt của các diễn viên trên sân khấu phải được chiếu sáng sao cho khán giả khi nhìn vào là có thể đọc được những biểu hiện tình cảm thể hiện trên đó. Trong khi khoảng cách giữa khán giả với diễn viên trên sân khấu có thể từ 30 mét trở lên thì điều đó đòi hỏi rất nhiều vào các thiết bị kĩ thuật cũng như các kĩ năng về ánh sáng. Độ rõ nét của khuôn mặt phụ thuộc vào cường độ sáng cũng như vị trí của đèn chiếu.

1. Cường độ ánh sáng

Cường độ ánh sáng trên sân khấu phải cao hơn so với ánh sáng được sử dụng trong các môi trường không phải sân khấu. Đối với những bóng đèn có công suất từ 60-100 W là loại được sử dụng phổ biến , đủ để chiếu sáng bình thường cho người. Nhưng trên sân khấu, cũng để nhằm đạt được độ rõ nét tương tự cho các diễn viên thì cần đến những bóng đèn có công suất 2000-4000W.

2. Hướng của ánh sáng

Hướng của nguồn sáng là vấn đề then chốt. Nếu ở trong nhà, bình thường một bóng đèn treo trên trần nhà và phản chiếu từ những bức tường là đủ sáng. Còn trong rạp hát, ánh sáng cho diễn viên phải được chiếu tối thiểu từ 2 nguồn riêng biệt, thậm chí cần tới 8 nguồn sáng để chiếu sáng cho cùng 1 vị trí.

3. Hiệu quả ánh sáng

Thực ra, không hề có quy tắc cụ thể về ánh sáng thích hợp đối với sân khấu. Những nhà thiết kế ánh sáng khác nhau thì sử dụng những hệ thống khác nhau, và chủ yếu là theo tư tưởng "trông được là được". Vì vậy, việc đặt ra những quy ước và tiêu chuẩn cụ thể về ánh sáng sân khấu là cần thiết.

Phương pháp nêu ở sau đã được sử dụng thành công trong nhiều năm làm thiết kế, lắp đặt thiết bị và điều chỉnh ánh sáng cho nhiều loại hình sân khấu khác nhau. Và cũng được dựa trên cơ sở những nguyên tắc đã được quan sát thường xuyên trong giới chuyên môn

a. Ánh sáng lý tưởng khi biểu diễn phải được phát đi từ vị trí sao cho đường thắng kéo từ vị trí này sẽ tạo một góc 45º với đường thẳng ngang đầu của diễn viên. Từ vị trí này, ánh sáng có thể được cung cấp đủ để làm rõ nét cho dù là một dấu vết nhỏ và như thế đèn chiếu sáng phải được bố trí phía trên của sân khấu hay ít nhất cũng nằm ngoài tầm mắt của khán giả khi xem biểu diễn.

b. Để tăng cường độ rõ nét cho cả khuôn mặt thân hình của diễn viên, ánh sáng phải được phát đi từ ít nhất 2 vị trí khác nhau và cũng tương tự như trên, những vị trí tạo góc 45º với diễn viên sẽ thích hợp nhất.

c. Ánh sáng chiếu từ phía sau người diễn viên (ánh sáng hậu) cũng rất cần thiết vì nó có 2 tác dụng cơ bản : thứ nhất việc này xác định rõ sự tồn tại của diễn viên là một thực thể trong không gian 3 chiều và  còn nhằm làm nổi bật cơ thể người diễn viên

d. Hệ thống ánh sáng hoàn thiện còn cần đèn trung tâm được bố trí giữa hai đèn phía trước sân khấu. Lượng ánh sáng bổ sung của đèn này sẽ càng giúp khuôn mặt của diễn viên được rõ nét hơn và cũng có thể bù đắp sự thiếu hụt khi phân phối ánh sáng từ các đèn ở hai bên

Đối với mỗi khu vực sân khấu được xác định, cách sắp xếp vị trí của năm đèn này cần được giữ nguyên. Ánh sáng cho các khu vực kế nhau thì nên nối tiếp nhau đảm bảo rằng khi diễn viên chuyển động trên sân khấu sẽ không bị rơi vào những điểm tối. Nếu các bóng đèn có công suất khác nhau thì hai bóng đèn có công suất cao phải đặt ở góc 45º phía trước. Ba đèn còn lại có thể có công suất nhỏ hơn.

Đối với một sân khấu lớn dĩ nhiên là cần những thiết bị lớn hơn (số lượng vẫn phải là 5). Nếu không đủ thiết bị để cung cấp cho hệ thống ánh sáng thì cần phải giảm bớt số đèn một cách thích hợp nhằm duy trì tính ổn định.

Tiếp theo, có thể giảm bớt đèn trung tâm phía trước sân khấu

Cuối cùng là có thể giảm bớt đèn còn lại phía sau sân khấu. Khi đó, chugns ta còn lại hai đèn 45º phía trước. Đối với khu vực biểu diễn rộng, đây là việc hạn hữu. Nếu không có đủ thiết bị cung cấp hai nguồn sáng cho mỗi khu vực thì thiết kế ánh sáng sẽ gặp hạn chế nghiêm trọng và rất khó để có thể đạt được kết quả tốt

4. Ánh sáng cho múa

Đối với ánh sáng cho múa thì lại có những nguyên tắc khác. Độ rõ của khuôn mặt có thể được giảm đi, trong khi đó mọi chuyển dộng của cơ thể diễn viên cần được làm rõ hơn. Để đạt được điều này, ánh sáng dọc và biên có vai trò rất quan trọng. Trước hết, vẫn cần một lượng ánh sáng nhất định từ phía trước đủ để chiếu sáng khuôn mặt và hình thể của diễn viên.

 

Hỗ trợ trực tuyến

  • Kinh doanh - 0983.559.288
  • Kỹ Thuật - 0902.137.836

Sản phẩm mới

Đối tác