CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ - NKVIETNAM

PRO SOUND AND LIGHTINGAND LIGHTING

HOTLINE: 0913.009922 Mr. Cường

»Giải Pháp

Kĩ thuật dàn dựng hệ thống ánh sáng

04:32 | Thứ Năm, 10/09/15 | Lượt xem: 3709

Hướng chiếu sáng

Trong quá trình chiếu sáng sân khấu, cần phải lưu ý 4 yếu tố sau :

- Loại đèn chiếu

- Vị trí đèn

- Vị trí đạo cụ hoặc diễn viên cần được chiếu sáng

- Vị trí khán giả

Với mỗi đèn, có thể có những điều chỉnh sau đây :

- Vị trí nguồn sáng (vị trí đèn)

- Trục chiếu sáng

- Góc chiếu

- Tầm nhìn của khán giả

- Bóng diễn viên sân khấu

- Bóng toả của diễn viên trên nền sân khấu

Trong trường hợp để lộ bóng đèn trên sân khấu, đó có thể là ngụ ý của đạo diễn. Nói chung, nguồn sáng luôn được che lấp để hiệu ứng chiếu sáng trên sân khấu tốt hơn

Thiết bị đề-co trang trí trong phòng nên có màu tối để tráng sự phản xạ ánh sáng (gây khó khăn trong quá trình điều chỉnh đèn) khi có sự thoát sáng. Tuy nhiên, chúng ta hoàn toàn có thể tạo bóng của diễn viên hay đồ vật trên sân khấu nếu có ngụ ý nghệ thuật.

Khi làm phiếu kĩ thuật, tất cả các vị trí đèn và hướng chiếu sáng phải được ghi chép rõ ràng trong sơ đồ đèn và trang nhớ patch :

- Chiếu thuận L 45º/60º/30º chiếu kín mặt trước sân khấu/chiếu hắt

- Chiếu thuận cánh gà phải/ cánh gà trái/ chiếu đối xứng : góc chiếu ngang 30º/45º/60º/ chiếu là là/ chiếu hắt

- Chiếu ngược : 45º/60º/ chiếu hắt

- Chiếu ngược 2 bên cánh gà : tương tự

- Chiếu đỉnh : Mặt tiền/ chiếu hắt/ cánh gà phải/ cánh gà trái

Góc chiếu sáng có thể có rất nhiều ý nghĩa :

- Ánh sáng tự nhiên ( mô tả ánh sáng tỏng một khu rừng bằng cách sử dụng gobo)

- Ánh sáng mặt trời lúc hoàng hôn (bóng chiếu kéo dài)

- Cột ánh sáng (đèn BT) mô phỏng một ngôi đền (dùng máy khói tạo sương mù)

- Ánh sáng chiếu chếch trên phần đề-co, tạo độ tương phản và điểm nhấn trên đề-co

- Góc chiếu sáng càng gần góc chiếu ở đỉnh, bóng ánh sáng càng hạn chế trên sân khấu. Chính vì vậy, ta có thể dùng góc chiếu này để mô tả không gian tách biệt trên sân khấu

Mỗi hướng chiếu sáng có tác dụng tạo ra những hiệu ứng tương phản ánh sáng khác nhau trên diễn viên, trên đề-co và trên nền sân khấu. Điều có nghĩa là mỗi một hướng chiếu sáng sẽ bao hàm một ý nghĩa hoặc một ý tưởng nghệ thuật.

Kinh nghiệm nghề nghiệp của kĩ thuật viên ánh sáng có vai trò rất quan trọng trong việc xác định trước việc lắp đặt hệ thống đèn chiếu cũng như việc báo những sự cố có thể gặp phải

a. Chiếu thuận

Nhược điểm :

Ánh sáng đập mặt, giảm độ tương phản ánh sáng trên diễn viên và đạo cụ, giảm độ sâu của sân khấu

Ưu điểm :

- Tẩy bóng trên sân khấu và là ánh sáng cần thiết để chiếu sáng diễn viên. Vì vậy, cần dùng ánh sáng thuận ở mức độ hợp lý hài hoà với các hướng chiếu khác

- Dùng làm ánh sáng bổ sung cho phần trước của sân khấu

- Nên bố trí ánh sáng chiếu thuận bằng các chùm sáng giao nhau

Đối với nhà hát kiểu Ý, việc bố trí đèn trên giá đèn sẽ gặp phải một số vấn đề khó khăn trong việc bố trí ánh sáng chiếu thuận

- Góc chiếu thuận 45º : đây là góc chiếu lý tưởng vì nó không tạo ra quá nhiều phần tối ở mắt diễn viên

- Góc chiếu thuận 60º : góc chiếu này gần với góc chiếu đỉnh, có thể tạo ra những hiệu quả ánh sáng đặc biệt nhưng ở góc chiếu này tạo ra vùng tối ở hốc mắt diễn viên

- Chiếu cạnh, góc chiếu 45º : Góc chiếu này có thể tạo ra vùng tối ở giữa sân khấu nếu cho 2 chùm sáng mở rộng giao nhau. Nhưng trường hợp này không thể tránh khỏi đối với nhà hát kiểu Ý

- Chiếu thuận, đẩy sáng phần trước sân khấu, góc chiếu 30º : tạo ra bóng chiếu dài, ăn sâu. Nên tránh chiếu sáng ở góc này, tuy nhiên có thể dùng để chiếu bổ sung (đập sáng)

- Chiếu hắt thuận : Góc chiếu này có vai trò tương tự như hàng đèn đầu tiên trên sân khấu hoặc đèn BT loại nhỏ chiếu hắt lên trần sân khấu (dùng để mô phỏng cảm giác sợ sệt...) Cần lưu ý bố trí che lấp nguồn sáng khỏi tầm nhìn của khán giả

- Chiếu hắt ngược : Góc chiếu này được coi là một góc chiếu đẹp. Tuy nhiên, không được để lộ nguồn sáng và hắt sáng lên phần ghế ngồi khán giả trên cao

- Chiếu đỉnh : Tạo không gian tách biệt, có thể dùng làm đèn chiếu ngược trong một số trường hợp, tạo vùng tối đâm vùng mắt và vùng mũi diễn viên. Áp dụng : dùng để tạo ra quầng sáng của một cây nến hoặc đèn chiếu sáng cây

b. Chiếu ngược

- Chiếu ngược nhìn thấy : chiếu sáng phông hậu

- Chiếu ngược đơn thuần

- Chiếu ngược che nguồn sáng

- Chiếu ngược tạo điểm nhấn trên sân khấu

+ Chiếu ngược tạo ra những hình ảnh ấn tượng đặc biệt trên những tông màu lành (để tạo sự huyền bí của cảnh vật hoặc sự sợ hãi)

+ Tạo ánh sáng đêm màu xanh (bóng cảnh vật có màu xanh), ánh sáng chiếu ngược luôn cần thiết đối với quá trình chiếu sáng toàn bộ sân khấu)

+ Chiếu ngược có thể áp dụng trên phông nền sáng hoặc tối

+ Chiếu ngược có thể được lắp đặt trên hai sào

+ Dùng để tạo màu riêng cho nền sân khấu mà không ảnh hướng đến người diễn viên trên sân khấu

+ Tạo ánh sáng kiểu Mỹ

+ Ánh sáng ngược được dông nhiều trong các buổi hoà nhạc với chùm tia sáng màu giao nhau và để tạo thêm hiệu quả có thể sử dụng thêm máy khói

+ Trong buổi hoà nhạc, ánh sáng ngược dùng để chiếu sáng đề-co mà không làm chói mắt các nhạc công trên sân khấu. Hơn nữa, mỗi ô không gian trên sân khấu cũng được chiếu sáng, cánh gà trái, cánh gà phải., khoảng không gian giữa hai cánh gà đồng thời các phần ánh sáng tương phản trên đạo cụ và diễn viên sẽ tạo ra những điểm nhấn trên sân khấu và ánh sáng trở nên nhẹ nhàng , thanh thoát hơn

Phân chia không gian chiếu sáng :

- Dùng ánh sáng ngược để chiếu sáng sân khấu mà không chạm sáng vào phông hoặc tạo ra bóng rèm hai bên cánh gà.

- Chiếu sáng mang tính chất siêu thực

- Tạo ra tương phản màu sắc : tạo sự thay đổi màu sắc mô phỏng theo các hướng chiếu sáng khác nhau của mặt trời

- Chiếu ngược cũng có một số nhược điểm sau đây : Tạo bóng của diễn viên trên nền sân khấu, ánh sáng có thể làm chói mắt diễn viên...ánh sáng chiếu ngược có thể làm lộ phần hậu trường cánh gà. Cắt sáng hoặc chọn vị trí và điều chỉnh đèn hợp lý là những biện pháp để khắc phục nhược điểm của chiếu ngược

- Chiếu ngang người (chiếu là là) : Góc chiếu này có thể tạo ra hiệu ứng ánh sáng đặc biệt mà ánh sáng không chạm nền sân khấu, ánh sáng ở hướng này mang tính siêu thực, mới lạ, nhẹ nhàng. Khi ánh sáng hướng chiếu này không chạm nền sân khấu, chúng ta có thể dùng ánh sáng chiếu ngược để chiếu bù đồng thời tạo hiệu ứng ánh sáng màu trên nền sân khấu và trên diễn viên (chiếu trên nền sân khấu một màu, chiếu trên diễn viên một màu khác)

- Mỗi góc chiếu sáng thông thường bao gồm trên dưới 4 mục đích sau :

+> Ánh sáng dùng để chiếu sáng diễn viên

+> Ánh sáng tạo điểm nhấn (mô phỏng ánh sáng trong không gian 3 chiều)

+> Ánh sáng để tẩy bóng

+> Ánh sáng tạo hiệu ứng đặc biệt

Hướng chiếu sáng là một trong những yếu tố quan trọng mà kỹ thuật viên ánh sáng phải lựa chọn song song với việc chọn loại đèn, màu sắc filter, cường độ sáng, điều chỉnh, phụ kiện (gobo, iris...) để tạo ra bức tranh ánh sáng hoàn hảo trên sân khấu. Trong hội hoạ, trên cùng toile vẽ, cũng những màu sắc khác nhau, nhưng sự sáng tạo và kinh nghiệm khác nhau của mỗi hoạ sĩ sẽ cho ra đời những tác phẩm hội hoạ khác nhau. Tương tự như vậy trong lĩnh vực sân khấu, đạo diễn ánh sáng sẽ thực hiện tác phẩm của mình dựa trên cảm hứng và kinh nghiệm bản thân.

Tuy nhiên, cần có định nghĩa đúng về các hướng chiếu sáng để tạo ra sự thống nhất giữa đạo diễn ánh sáng và kĩ thuật viên ánh sáng, đồng thời để lập tài liệu lưu trữ và sử dụng cho các buổi diễn tiếp theo

 

 

 

Hỗ trợ trực tuyến

  • Kinh doanh - 0983.559.288
  • Kỹ Thuật - 0902.137.836

Sản phẩm mới

Đối tác